Mỗi dịp Tết đến, trẻ con đều háo hức để được nhận những bao lì xì đỏ thắm, phong tục lì xì ngày Tết là nét đẹp truyền thống của văn hóa người Việt, không chỉ người lớn lì xì cho trẻ nhỏ mà con cháu còn lì xì cho ông bà, bố mẹ để cầu mong sức khỏe và những điều tốt lành. Cùng Mordan Bakery tìm hiểu thêm về phong tục lì xì ngày Tết của người Việt cũng như ý nghĩa và nguồn gốc bao lì xì đỏ nhé.

Phong tục lì xì ngày Tết của người Việt - Ý nghĩa và nguồn gốc bao lì xì
Phong tục lì xì ngày Tết của người Việt – Ý nghĩa và nguồn gốc bao lì xì

Chữ ” lì xì ” nghĩa là gì ?

Theo phiên âm tiếng Hán thì chữ “ lì xì “ mang ý nghĩa có được may mắn, lợi lộc và tiền bạc, vì vậy tiền lì xì được xem là tiền may mắn, tài lộc và mang đến những điều tốt lành cho trẻ nhỏ hay người lớn.

Lì xì là 1 tên gọi của hành động bỏ tiền vào phong bao đỏ để mừng tuổi trẻ em hay người lớn tuổi nhằm mang đến may mắn và tài lộc. Ở Việt Nam lì xì chỉ xuất hiện vào những ngày Tết, đặc biệt là 3 ngày đầu năm, tuy nhiên ở Trung Quốc, phong bao đỏ còn xuất hiện cả trong những sự kiện quan trọng như: khai trương, cưới, hỏi, sinh nhật, …

Chữ " lì xì " mang ý nghĩa có được may mắn, tài lộc
Chữ ” lì xì ” mang ý nghĩa có được may mắn, tài lộc

Nguồn gốc bao lì xì đỏ

Tục lệ lì xì vào đầu năm mới đã có từ xa xưa và được nhiều người cho rằng có xuất phát từ Trung Quốc với sự tích được truyền miệng rằng vào đêm giao thừa thường xuất hiện con yêu quái chuyên đi xoa đầu trẻ con, khiến những đứa trẻ khóc thét đến sốt cao.

Vợ chồng nọ sinh được mụm con, yêu quái đi ngang và có ý định quấy phá, may thay 8 vị thần đi ngang thấy vậy liền hóa thành 8 đồng tiền cạnh đứa trẻ, đôi vợ chồng thấy những đồng tiền này liền cho gọn vào trong phong bao lì xì và để dưới gối của đứa con. Khi con yêu quái xuất hiện định xoa đầu đứa trẻ thì 8 đồng tiền đó phát sáng làm yêu quái hoảng sợ chạy đi mất.

Mọi người truyền tai nhau, người dân từ đó cũng làm theo vậy và dần dần trở thành phong tục bỏ tiền vào bao lì xì đỏ cho trẻ em vào ngày Tết, với niềm tin rằng bao lì xì này sẽ mang đến sự bình an, may mắn và những điều tốt lành đến với đứa trẻ, nguồn gốc phong tục lì xì ngày Tết cũng từ đây mà dần hình thành.

Nguồn gốc bao lì xì xuất hiện nhằm xua đuổi yêu quái hay làm trẻ nhỏ khóc thét
Nguồn gốc bao lì xì xuất hiện nhằm xua đuổi yêu quái hay làm trẻ nhỏ khóc thét

Ý nghĩa bao lì xì ngày Tết

Bởi vì “ lì xì “ mang nghĩa là có được may mắn và tài lộc vì vậy phong bao lì xì được hiểu như là chiếc túi giấy đựng những điều may mắn, tốt đẹp, tài lộc và thường dành tặng cho trẻ em vào dịp đầu năm và thường đi kèm cùng lời chúc con cháu hay ăn chóng lớn, chăm ngoan học giỏi, may mắn và bình an.

Bao lì xì tặng cho người lớn còn mang ý nghĩa về sức khỏe, như lời chúc “ sống lâu trăm tuổi “ cùng con cháu.

Ý nghĩa bao lì xì ngày Tết thường không nằm ở giá trị tiền mừng là bao nhiêu mà nằm ở cách cho, thiện ý  và ý nghĩa tốt đẹp riêng của nó.

Lì xì thay cho lời chúc may mắn, tài lộc và sức khỏe
Lì xì thay cho lời chúc may mắn, tài lộc và sức khỏe

Phong tục lì xì ngày Tết

Phong tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở các nước châu Á, đón Tết theo lịch âm, vào những ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết, con cháu thường quây quần để chúc Tết, chúc thọ ông bà, bố mẹ và những người lớn trong gia đình.

Không chỉ trong phạm vi gia đình, những vị khách đến thăm nhà vào dịp Tết cũng sẽ lì xì cho các trẻ em ở trong nhà và gia chủ cũng sẽ lì xì lại cho các trẻ nhỏ khi đến nhà chơi thể hiện tình cảm khắng khít giữa đôi bên.

Và không chỉ trẻ em mới được nhận lì xì mà người lớn như ông bà, bố mẹ cũng được con cháu lì xì lại với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, chúc cho ông bà, bố mẹ luôn khỏe mạnh để sống đời cùng con cháu.

Bao lì xì tượng trưng cho tài lộc vì vậy việc nhận được nhiều bao lì xì ngày Tết càng phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn trong năm mới. Những năm gần đây, bao lì xì ngày càng được thiết kế đẹp mắt, vừa ý nghĩa, vừa tạo nên sự háo hức cho các em nhỏ mà còn có thể lưu giữ lại để làm kỉ niệm.

Trẻ em nhận lì xì từ người lớn với lời chúc chăm ngoan, học giỏi
Trẻ em nhận lì xì từ người lớn với lời chúc chăm ngoan, học giỏi

Tại sao để tiền lì xì trong phong bao màu đỏ

Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, người khác không thể nhìn thấy được bên trong bao nhiêu tiền mừng vì vậy tránh được sự so bì, hơn thua, hạn chế những xích mích không đáng có.

Màu đỏ từ lâu đã được xem như là màu may mắn, như ý cát tường vì vậy phong bao màu đỏ sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho người nhận. Thấy những phong bao màu đỏ như thấy Tết với rất nhiều điều tốt lành, phát tài phát lộc cả năm.

Tiền lì xì được đựng trong phong bao màu đỏ bởi ma quỷ rất sợ giấy màu đỏ, chính vì vậy tiền mừng luôn được đựng trong phong bao màu đỏ để xua đuổi ma quỷ, xua đuổi những điều xui xẻo, không may mắn.

Tiền lì xì thường được để trong phong bao màu đỏ để xua đuổi ma quỷ
Tiền lì xì thường được để trong phong bao màu đỏ để xua đuổi ma quỷ

Lì xì bao nhiêu là đủ ?

Không có con số nào cụ thể về việc lì xì bao nhiêu là đủ bởi nó phụ thuộc vào tài chính của người cho bao lì xì và độ tuổi của người nhận lì xì. Thông thường lì xì cho trẻ con thường có giá trị thấp và lì xì cho ông bà, bố mẹ sẽ nhiều tiền mừng hơn.

Mọi người thường ưu tiên đỏ bao bao lì xì những tờ tiền màu đỏ hồng như các tờ có mệnh giá: 500 VNĐ, 50.000 VNĐ, 200.000 VNĐ với ý nghĩa cầu mong may mắn và bình ăn gửi đến con cháu.

Tuy nhiên số tiền lì xì thường là con số lẻ với ngụ ý đồng tiền đó mãi dư ra. Có thể thay mừng tuổi bằng tiền thành mừng tuổi bằng quà nếu bạn thấy món quà đó là phù hợp và ý nghĩa với người nhận, tuy nhiên việc lì xì bằng tiền vẫn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hơn bởi nó tiện lợi và nhanh chóng hơn so với việc phải suy nghĩ nên mua quà gì, người nhận cũng có thể tùy ý sử dụng số tiền mừng đó để mua những món đồ mình thích hoặc tùy ý sử dụng.

Dù là mệnh giá bao nhiêu thì tiền lì xì vẫn mang ý nghĩa riêng của nó, mang lại may mắn, tài lộc, bình an và hạnh phúc cho người nhận, đây là nét đẹp trong văn hóa ngày Tết không thể thiếu của người Việt.

Không có con số cụ thể cho việc lì xì bao nhiêu là đủ
Không có con số cụ thể cho việc lì xì bao nhiêu là đủ

Tết xưa và nay ít nhiều đã có sự thay đổi nhưng phong tục lì xì ngày Tết của người Việt vẫn tồn tại vững chắc mà không hề bị đổi thay. Nét đẹp của phong tục này chính là hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết.

Xin chào, tôi là một content writer tại Mor’dan Bakery. Tôi rất đam mê viết blog và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm làm bánh trung thu cho mọi người. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong dịp Tết Đoàn viên

PHẠM THỊ THUỲ TRANG.

        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *