Tết Nguyên Đán là ngày Tết lớn và quan trọng trong văn hóa người Việt, vậy bạn có biết Tết Nguyên Đán là gì không ? Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa như thế nào trong đời sống tinh thần ? Cùng Monrdan Bakery tìm hiểu tất tần tật về Tết Nguyên Đán nhé.
Tết Nguyên Đán là gì ?
“Tết” chính là cách học Hán – Việt của chữ “Tiết” mang ý nghĩa phân chia các giai đoạn, “ Nguyên” có nghĩa là khởi đầu và “ Đán” có nghĩa là trọn vẹn, Tết Nguyên Đán chính là thời khắc đầu tiên, mở đầu cho 1 năm mới, bắt đầu những việc mới mẻ.
Tết Nguyên Đán còn có nhiều tên gọi khác như: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền hay chỉ đơn giản gọi là Tết thì ai cũng hiểu ngay đây chính là thời điểm giao nhau giữa năm cũ và năm mới, kết thúc 1 chu kỳ vận hành và mở ra 1 chu kỳ mới.
Đây chính là dịp lễ quan trọng nhất và lớn nhất của người Việt được diễn ra vào đầu năm mới tính theo lịch âm, vì được tính theo lịch âm nên Tết Ta thường đến muộn hơn Tết Tây. 1 Số nước cũng đón Tết Nguyên Đán cùng chúng ta như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, …
Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ 7 – 8 ngày trước khi kết thúc năm cũ rơi vào ngày 23 tháng chạp “ cúng Ông Táo “ và kéo dài suốt 7 ngày đầu tiên của năm mới tức mùng 7 tháng giêng thì kết thúc, mọi người trở lại công việc như hằng ngày và kết thúc những ngày Tết ăn chơi thả ga.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Không ai biết rõ Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu, mỗi quốc gia lại có 1 nguồn gốc khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại sau đó du nhập về Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc.
Tuy nhiên chúng ta đã có sự tích “ bánh chưng, bánh dày” từ thời Vua Hùng, tức khoảng 1000 năm trước Bắc thuộc. Từ đó cho thấy Tết Nguyên Đán của Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp mà đầu năm âm lịch chính lời thời điểm bắt đầu của 1 chu kỳ gieo trồng, canh tác mới. Do đó Tết của Việt Nam được cho là bị ảnh hưởng bởi nền văn minh lúa nước cổ đại.
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán chính là dịp lễ lớn nhất và quan trọng nhất đối với người Việt, đây không chỉ là thời khắc giao hòa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn được cho là thời gian giữa đất trời, con người và thần linh gần nhau hơn.
Vào những ngày Tết Nguyên Đán, mọi người thường cúng bái ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn, cúng trời đất để cầu mong 1 năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tết chính là thời điểm bỏ những điều xui rủi, không may mắn ở năm cũ để mở ra 1 khởi đầu mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn và nhiều may mắn hơn.
Đây cũng là thời điểm sum họp của các thành viên trong gia đình, dù là làm bất cứ ngành nghề gì, dù là ở nơi nào cũng mong muốn trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình vào những ngày Tết vì vậy Tết Nguyên Đán còn có tên gọi Tết Đoàn Viên.
Về quê ăn Tết chính là điều mà những người xa quê hương đều mong đợi sau 1 năm dài vất vả mưu sinh, đây không đơn giản là sự di chuyển đi về mà còn mang trong mình tràn ngập yêu thương vào hào hứng trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình, 1 cuộc hành trình trở về quê hương, trở về nơi “ chôn rau cắt rốn “ được người nhà trông chờ từng giây phút.
Các phong tục, tập quán trong Tết Nguyên Đán của người Việt
- Bắt đầu của những ngày Tết Nguyên Đán chính là “ cúng Ông Táo “ vào ngày 23 tháng thạp.
- Những ngày gần Tết mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ bởi năm mới mọi thứ cần phải mới mẻ và những ngày đầu năm sẽ kiêng việc quét nhà vì cho rằng sẽ quét đi tài lộc.
- Viếng thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp sạch sẽ, chưng hoa làm đẹp ở nơi yên nghỉ của tổ tiên để thể hiện lòng thành kính
- Cùng nhau đi chợ hoa xuân chọn lựa những chậu cây cảnh chưng Tết, nào hoa mai, hoa đào, hoa cúc hay cây tắc được bày bán ngập tràn đường phố.
- Cúng tất niên vào chiều 30 Tết để chính thức khép lại 1 năm cũ, mở ra 1 năm mới. Ngày nay cúng tất niên diễn ra trước ngày 30 Tết vài ngày để mọi người dễ dàng tụ họp ăn uống chung vui cùng nhau. Đây chính là bữa tiệc để mọi người gặp nhau, kể cho nhau nghe về những thành quả đã đạt được trong năm qua và những dự định cho năm mới.
- Bày mâm ngũ quả để cúng vào đêm giao thừa, mâm ngũ quả mỗi miền sẽ có chút khác nhau, tuy nhiên vẫn mang ý nghĩa “ cầu vừa đủ xài “cầu mong 1 năm sung túc, đủ đầy tài lộc.
- Gói bánh chưng bánh tét vào những ngày gần Tết, cả nhà từ trẻ nhỏ cho đến người lớn quây quần mỗi người 1 tay để gói bánh, vừa để ăn vào những ngày Tết vừa để biếu họ hàng, người quen. Sau khi gói, cả nhà cùng nhau ngồi quanh bếp lửa chờ cho bánh chín, ôn lại những kỷ niệm xưa.
- Giao thừa chính là giây phút rất được cả nhà mong chờ, cùng nhau bày biện hoa quả, xôi chè, … đây chính là nghi thức tiễn đưa năm cũ, đồng hồ điểm 0 giờ thì cũng lúc lúc pháo hoa sáng rợp trời chúc mừng cho 1 năm mới đã bắt đầu mở ra.
- Xông đất đầu năm được nhiều gia đình rất xem trọng vì vậy nhiều người còn đi xem tuổi để chọn ra người đầu tiên bước vào nhà sau thời khắc giao thừa, người hợp tuổi sẽ giúp cho gia chủ hạnh phúc làm ăn phát đạt.
- Chúc Tết chính là việc đầu tiên làm vào sáng mùng 1, mọi người diện những bộ đồ mới, lần lượt từng người gửi những lời chúc tốt đẹp đến người lớn tuổi, trẻ con sẽ được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm từ người lớn, từ đó tạo nên không khí rất náo nhiệt vui tươi, rộn ràng tiếng cười.
- Đi lễ chùa hoặc nhà thờ đầu năm chính là nét đẹp tâm linh của người Việt, vừa thể hiện lòng thành kính, vừa cầu mong 1 năm bình an cho cả nhà.
Khi nào Tết Nguyên Đán 2024?
Tết Nguyên Đán 2024 là năm Giáp Thìn ngày 01/01/2024 âm lịch, rơi vào ngày Thứ Bảy, tức ngày 10/02/2024 (Dương lịch), cùng đếm ngược để chào đón năm Giáp Thìn nhé.
Qua bài viết trên bạn cũng đã phần nào hiểu được Tết Nguyên Đán là gì? cũng như nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động có trong những ngày Tết. Mordan Bakery chúc bạn đón 1 cái Tết thật ấm cúng bên gia đình nhé.