Nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi làm bánh Trung thu là hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết Trung thu sắp đến. Để chọn được khuôn làm bánh Trung thu ưng ý, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Các loại khuôn bánh Trung thu
Để tạo hình cho bánh Trung thu đẹp mắt thì khuôn bánh Trung thu là thứ không thể thiếu. Dưới đây là tổng hợp các loại khuôn bánh Trung thu được ưa chuộng trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Khuôn lò xo
Khuôn lò xo giúp bạn tạo hình bánh dễ dàng hơn nhờ có phần lò xo đẩy. Cách sử dụng loại khuôn này cũng khá đơn giản, chỉ cần cho khối bột đã bao nhân bánh vào khuôn rồi dùng tay ép lò xo xuống là đã cho ra thành phẩm những chiếc bánh Trung thu vô cùng đẹp mắt.
Khuôn bánh được làm từ nhựa cứng và sẽ có một khuôn nhấn cùng nhiều mặt hoạ tiết khác nhau có thể thay thế. Giá của các loại khuôn bánh Trung thu lò xo ở tầm trung sẽ dao động khoảng 80.000 – 150.000đ/cái. Ngoài ra, phần lò xo có thể giúp bạn dễ dàng tạo hình cho bánh mà không mất quá nhiều công sức.
Khuôn gỗ
Đây là loại khuôn lâu đời nhất vì nó xuất hiện từ những ngày đầu ra đời của những chiếc bánh Trung thu. Khuôn bánh thường được làm bằng gỗ thị hoặc gỗ xà cừ để tạo độ chắc tay cũng như ít bị mối mọt xâm phạm. Những chiếc khuôn gỗ được chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo để tạo nên những chiếc bánh Trung thu có hoa văn đẹp mắt. Nếu bạn không biết nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào thì khuôn gỗ cũng là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Giá thành của loại khuôn này tương đối cao, có thể dao động từ 150.000 – 300.000đ/ cái tuỳ vào loại gỗ cũng như hoa văn được khắc trên khuôn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cần phải vệ sinh thật kỹ các ngóc ngách để bảo quản khuôn bánh tốt hơn.
Khuôn Singapore
Khuôn Singapore làm bánh Trung thu hiện đang là loại khuôn cao cấp và được nhiều người tin dùng. Cấu tạo của khuôn bánh gồm phần đế và phần mặt bánh có hoa văn lạ mắt với nhiều kiểu dáng khác nhau. Chính vì vậy, những chiếc bánh Trung thu được tạo hình bằng khuôn Singapore có hoạ tiết độc đáo và sắc nét hơn hẳn các loại bánh khác.
Vì là loại khuôn cao cấp nên giá thành của khuôn Singapore cũng cao hơn các loại khuôn khác với mức giá 100.000 – 200.000đ/cái. Tuy nhiên, trong các loại khuôn bánh Trung thu, nếu bạn muốn thử tạo ra những chiếc bánh Trung thu có hoạ tiết lạ mắt thì khuôn Singapore là loại nên thử.
Khuôn Bento
Khuôn bento là loại khuôn tạo hình cơm nhưng cũng khá nhiều người sử dụng loại khuôn này để tạo hình bánh Trung thu. Khuôn được làm từ nhựa cứng, có độ bền cao, dễ dàng vệ sinh cũng như lấy bánh ra khỏi khuôn. Khuôn bánh với nhiều hoạ tiết thú, hoạt hình dễ thương, phù hợp để tạo nên những chiếc bánh Trung thu cho bé.
Vì là khuôn tạo hình cơm có kích thước nhỏ gọn nên giá thành tương đối rẻ, dao động sẽ từ 8.000 – 15.000đ/cái. Nếu bạn đang phân vân nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào cho bé thì đây chắc hẳn là loại khuôn bạn nên chọn.
Khuôn Silicon
Khuôn silicon là loại khuôn khá quen thuộc để làm thạch. Khuôn được làm từ silicon mềm, dẻo và rất dai. Loại khuôn này cũng có nhiều ô làm bánh trong cùng một chiếc khuôn với đa dạng các hoa văn đẹp và độc đáo.
Nhờ chất liệu silicon mềm dẻo nên loại khuôn này có có đặc tính khá linh hoạt, dễ lấy bánh ra khỏi khuôn hơn. Ngoài ra loại khuôn này còn dùng để làm thạch, kẹo dẻo, socola, bánh Trung thu rau câu,… Giá thành khá rẻ chỉ tầm 40.000 – 70.000đ/ cái và chỉ làm được mỗi loại bánh Trung thu rau câu.
Khuôn nhựa
Loại khuôn này được làm bằng nhựa PP an toàn. Khuôn nhựa có nhiều kiểu dáng, có loại thì nhiều ô trong cùng một khuôn, có loại khổ lớn hoặc có tay cầm như khuôn gỗ nhưng khác chất liệu. Tuy nhiên, khuôn chỉ chịu được nhiệt độ tối đa 120 độ C và tối thiểu -5 độ C nên chỉ phù hợp để làm bánh Trung thu rau câu hoặc bánh dẻo tuyết.
Nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào để làm bánh Trung thu rau câu thì không nên bỏ qua loại khuôn này. Giá thành của khuôn nhựa cũng tương đối rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Khuôn Vĩnh Trường
Bên cạnh các loại khuôn bánh Trung thu trên, khuôn Vĩnh Trường có màu cam đặc trưng có xuất xứ từ Việt Nam với hoạ tiết in nổi rõ ràng. Mỗi khuôn chỉ có 1 ô làm bánh nên giá thành không quá cao. Loại khuôn này có thể dùng để làm bánh Trung thu truyền thống hoặc rau câu.
Điểm nổi bật của khuôn Vĩnh Trường đó là hoa văn truyền thống được chạm khắc rất chi tiết. Tuy nhiên, chính vì những đặc điểm này nên khuôn cũng khó vệ sinh hơn bình thường. Nếu bạn muốn bảo quản khuôn tốt thì hãy vệ sinh thật kỹ sau khi sử dụng nhé!
Xem thêm: Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trung thu đơn giản tại nhà
2. Nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào?
Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào thì dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn mua khuôn làm bánh mà bạn cần lưu ý:
Kích cỡ bánh
Hiện nay, trên thị trường sản xuất khuôn làm bánh Trung thu đã cho ra nhiều kích cỡ khác nhau để bạn dễ dàng chọn lựa: 50gr, 75gr, 100gr, 125gr, 150gr, 250gr. Vì vậy, trước khi lựa chọn khuôn bánh loại nào thì bạn nên xác định số lượng bánh cần làm, đối tượng sử dụng bánh là ai thì từ đó mới chọn được khuôn có kích cỡ phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn nên tính toán kích cỡ lò nướng trước khi mua vì đôi lúc kích thước khuôn bánh sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ phồng của bánh và thời gian nướng bánh.
Hoa văn lên khuôn
Nếu bạn đã chọn sẽ làm những chiếc bánh Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo, bánh rau câu,… thì ngoài việc chọn khuôn có hoạ tiết đẹp thì bạn cần lựa khuôn phù hợp với loại bột và nhân của loại bánh đó. Việc này sẽ giúp bánh Trung thu có hình dáng sắc nét, độc đáo, không bị biến dạng sau khi hoàn thành.
Chất lượng khuôn
Chất lượng khuôn bánh cũng là tiêu chí quan trọng không kém. Bởi nếu bạn chọn những loại khuôn có giá thành rẻ hơn bình thường, hoạ tiết không đẹp hay khuôn chỉ mới dùng có 1-2 lần mà có dấu hiệu hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh được làm ra.
Ngoài ra, bạn cần chú ý chọn khuôn tương ứng cho từng loại bánh mà bạn sắp phải làm. Để tránh mua nhầm, hãy xác định trước mình sẽ làm loại bánh nào thì mới chọn nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào cho phù hợp.
Loại bánh Trung thu
Để chọn được các loại khuôn bánh Trung thu phù hợp thì bạn nên xác định nên làm bánh loại nào:
- Đối với bánh Trung thu dẻo: nên sử dụng khuôn có hoa văn đơn giản để hạn chế lỗi khi ép bánh. Một số khuôn phù hợp có thể kể đến như: khuôn silicon, khuôn lò xo, khuôn bento, khuôn nhựa trong,….
- Đối với bánh Trung thu nướng: cần chọn những khuôn có hoa văn nông, chi tiết. Loại khuôn phù hợp cho loại bánh này đó là khuôn gỗ và khuôn Singapore. Hai loại khuôn này sẽ giúp cho chiếc bánh Trung thu có hoạ tiết sắc nét và chuẩn hơn.
- Đối với bánh Trung thu rau câu: hãy chọn khuôn có nhiều chi tiết nổi để hoạ tiết bánh thêm phần sinh động. Bạn nên chọn khuôn silicon hoặc khuôn nhựa cứng sẽ phù hợp hơn.
3. Cách sử dụng khuôn bánh Trung thu hiệu quả
Để sử dụng các loại khuôn bánh Trung thu đúng cách và hiệu quả, bạn cần làm theo những điều sau đây:
- Nếu bạn làm các loại bánh dẻo lạnh, bánh rau câu, bánh Trung thu khoai lang thì nên làm mát khuôn bánh trong vòng 15-20 phút trước khi tạo hình.
- Đối với các loại bánh nướng hoặc bánh phải sử dụng khuôn có hoa văn sắc nét thì hãy thoa một chút dầu ăn hoặc áo xung quanh một lớp bột để tránh việc dính rít bột lên khuôn, tạo hình bánh bị hỏng.
- Nên chọn các loại khuôn bánh cơ bản và đơn giản nếu bạn mới bắt đầu làm bánh.
- Sau khi vừa nướng bánh xong thì không nên rửa khuôn ngay mà hãy ngâm nước cho phần bột bánh dính trong khuôn mềm ra. Tiếp theo, bạn nên dùng vải mềm hay mút xốp để rửa nhẹ để tránh khuôn bị trầy xước.
- Trước khi mua khuôn bánh Trung thu thì nên đo kích thước lò nướng để chọn loại khuôn phù hợp. Kích thước khuôn bánh cũng sẽ ảnh hưởng đến độ phồng, nhiệt độ và thời gian nướng bánh.
- Trước khi nướng bánh cần phải thực hiện các thao tác chống dính cho các loại khuôn. Hãy sử dụng giấy nến lót hoặc bơ quét lên khay nướng để bánh không bị dính.
Qua bài viết trên, mọi thắc mắc cho câu hỏi nên mua khuôn bánh Trung thu loại nào đã được Mordan Bakery giải đáp chi tiết. Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể chọn mua khuôn bánh phù hợp cũng như bảo quản khuôn bánh thật tốt nhé!