Công việc lau dọn bàn thờ ngày Tết là công việc vô cùng quan trọng, rất được mọi người chú ý đến đặc biệt là việc tỉa chân nhang bởi nó ảnh hưởng nhiều đến phong thủy. Cùng Mor’dan Bakery khám phá cách tỉa chân nhang đúng cách không lo phạm phong thủy, thu hút tài lộc cho gia đình nhé.
Ý nghĩa việc tỉa chân nhang (hương)
Người xưa có câu “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành “, trong văn hóa người Việt thì việc dọn dẹp bàn thờ rất quan trọng, đặc biệt là tỉa chân nhang càng cần có sự cẩn trọng đặc biệt.
Bát nhang được cho là nơi rất linh thiêng trên bàn thờ, là nơi thắp những nén nhang để kết nối giữa người với thần linh, tổ tiên vì vậy việc tỉa chân nhang được hiểu rằng là việc dọn dẹp chỗ ngồi của thần linh, tổ tiên tinh tươm, sạch sẽ.
Tỉa chân nhang ngoài việc thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng sạch sẽ của gia chủ, thông qua đó còn thể hiện sự thành kính đối với các bậc bề trên.
Nên tỉa chân nhang khi nào?
Không có quy định nào về thời điểm tỉa chân nhang rõ ràng, tuy nhiên theo thói quen dân gian nhiều gia đình Việt thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang sau khi cúng ông Công ông Táo bởi lúc này các vị thần linh đã đi vắng nên sẽ tiện cho việc dọn dẹp, tránh bị “phạm“.
Sau khi đưa ông Công ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, sau khi nhang tàn là lúc các vị thần linh đã về trời nên có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang.
Ai nên là người tỉa chân nhang?
Thông thường việc dọn dẹp, thờ cúng trong nhà đều là do người đàn ông trụ cột gia đình đảm nhận. Tuy nhiên nếu nhà không có đàn ông thì việc dọn dẹp là người phụ nữ trong gia đình cũng không sao, chỉ cần tránh dọn dẹp bàn thờ vào những ngày “ đèn đỏ “ của phụ nữ là được.
Các bước và cách tỉa chân nhang
Để không mạo phạm đến thần linh, tổ tiên, việc tỉa chân nhang đúng cách nên cẩn trọng và cần thực hiện theo những bước sau để giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng
- Khăn sạch
- Giấy báo hoặc tấm vải sạch
- Nước lau bàn thờ (nước rượu pha gừng, nước rượu pha tỏi, nước ngũ vị hương hoặc nước ấm đều được)
Lưu ý: những vật dụng lau bàn thờ, bát nhang phải là đồ còn mới hoặc vật dụng chỉ dành riêng dùng cho việc lau chùi bàn thờ.
Bước 2: Thắp nhang xin phép thần linh, tổ tiên
Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang, người thực hiện cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ sau đó thắp nhang để thông báo với thần linh, tổ tiên về việc mình sắp dọn dẹp bàn thờ.
Việc này mang ý nghĩa mời thần linh, tổ tiên tạm lánh sang 1 nơi khác để việc lau dọn của con cháu không ảnh hưởng đến bề trên.
Bước 3: Tiến hành lau dọn bàn thờ
Trước khi tỉa chân nhang bạn cần lau dọn bàn thờ và các vật phẩm thờ cúng cho sạch sẽ bằng nước lau bàn thờ, sau đó lau khô lại với khăn rồi đặt trở lại đúng với vị trí ban đầu.
Bước 4: Tỉa chân nhang (cách rút chân hương)
Đây là công việc quan trọng nhất nên cần có sự cẩn trọng để tránh bát hương bị xê dịch.
Dùng 1 tay để giữ bát hương, tay còn lại dùng khăn lau sạch bụi xung quanh với nước lau bàn thờ sau đó lau sạch lại với khăn khô.
Phần chân nhang bạn dùng 2 tay tỉa bớt từ từ từng cây 1 ra cho đến khi còn lại chân nhang với số lẻ 1/ 3/ 5/ 7/ 9 bởi con số lẻ được cho là con số giúp phát triển về tài lộc, sẽ có của dư ra, những chân nhang được để lại hãy chọn những cây đẹp và có chiều dài tương đối bằng nhau.
Bước 5: Xử lý phần tro
Với phần chân nhang đã tỉa ra bạn mang đi đốt thành tro rồi mang đi thả sông hoặc dùng làm phân bón cho cây đều được, Không vứt chân nhang lung tung, không bỏ ở những nơi ô uế.
Bước 6: Thắp nhanh sau khi hoàn thành
Sau khi đã hoàn thành việc dọn dẹp và tỉa chân nhang, bạn thắp nhang để thông báo với bề trên về việc dọn dẹp đã hoàn thành, mời thần linh, tổ tiên trở về lại. Có thể dâng thêm hoa quả, chưng hoa cúng để bàn thờ trở nên ấm cúng.
Các lưu ý khi tỉa chân nhang
Cách tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ không quá khó nhưng lại có những điều kiêng kỵ nhất định bạn cần phải tránh để không bị “ phạm “ mà ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của gia đình. Bạn cần lưu ý vài điều sau khi tỉa chân nhang:
Người tỉa chân nhang nên là người đàn ông trụ cột gia đình, chủ nhà hoặc người chuyên lo chuyện thờ cúng trong nhà.
Trước khi tiến hành tỉa chân nhang, người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, nghiêm túc không hở hang, đặc biệt phải rửa sạch tay.
Sử dụng những đồ vật mới để lau bàn thờ và tỉa chân nhang, hoặc có thể sử dụng đồ chuyên dành riêng cho việc lau dọn bàn thờ, tránh dùng chung vật dụng lau chùi khác.
Mor’dan Bakery đã chia sẻ đến bạn cách tỉa chân nhang đúng cách không lo phạm phong thủy giúp thu hút tài lộc, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn, đời sống văn hóa tín ngưỡng thêm phong phú.