Tết trung thu được xem là 1 dịp lễ lớn của người Việt, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau nhưng không phải ai cũng hiểu được Tết trung trung thu là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc tết trung thu, Tết trung thu được tổ chức khi nào và tổ chức như thế nào để có không khí vui tươi mà ấm cúng. Cùng Mordan Bakery tham khảo bài viết bên dưới nhé để hiểu rõ hơn về Tết trung thu nhé.
Tết trung thu là gì?
Tết trung thu được xem như 1 nét văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Á với nhiều tên gọi khác nhau như: Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi, Tết thưởng trăng, … thường được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 8 âm lịch.
Vào những ngày này mọi người thường quây quần bên nhau phá cỗ, ăn bánh trung thu, thưởng trăng, trẻ em rước đèn khắp phố phường cùng nhau ca hát đem lại không khí vô cùng rộn rã, 1 số nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng hoặc bắn pháo hoa càng làm cho không khí thêm phần náo nhiệt.
Nguồn gốc Tết trung thu
Cho đến ngày nay, con người vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu có từ khi nào, bắt nguồn từ đâu và có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh ngày Tết trung thu.
Theo các nhà khảo cổ, có lẽ Tết trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ Sông Hồng của Việt Nam, đây được xem là ngày lễ ăn mừng cho vụ mùa bội thu, thời điểm này nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau mùa vụ.
Vào ngày rằm tháng 8 này, trẻ em rất háo hức cùng bạn bè rước đèn đi khắp phố, cùng nhau ngân nga câu hát “ tết trung thu em rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường “. Phong tục rước đèn này được cho là có từ thời nhà Đường, vào ngày rằm tháng 8 chính là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng, đèn lồng được treo khắp nơi, mọi người bày tiệc ăn mừng và dần dần trở thành phong tục.
Ý nghĩa Tết trung thu
Tết trung thu rơi vào ngày 14, 15 tháng 8 âm lịch, khi này tiết trời vào thu, trăng sáng và tròn nhất trong năm thể hiện sự vẹn tròn, sum họp, con cháu cùng nhau quây quần thể hiện tình cảm, sự hiếu thảo và lòng biết ơn.
Đây còn là dịp để mọi người trao gửi những món quà tâm ý thay cho lời yêu thương, khiến mọi người thêm sát gần nhau hơn.
Vài quốc gia còn lấy việc ngắm trăng dịp trung thu nhằm tiên đoán cho mùa màng, vận mệnh quốc gia vào năm sau. Nếu trăng thu màu vàng sẽ được mùa, màu xanh sẽ thiên tai còn nếu màu cam sáng thì năm đó đất nước sẽ thịnh vượng.
Sự tích Tết trung thu
Có rất nhiều sự tích xoay quanh ngày Tết trung thu như: sự tích chị Hằng Nga và thỏ ngọc, cây đa và chú cuội, chiếc đèn ông sao, …
Sự tích trung thu cũng có rất nhiều biến thể, tương truyền kể rằng vào dịp trung thu trăng rất tròn và sáng, trời trong và đầy sao, không khí lại mát mẻ, nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp được đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Tiên cảnh quá đẹp khiến nhà vua say mê và luyến tiếc khi trở về nhân gian.
Nhà vua ra lệnh cho nhân dân tổ chức treo đèn, mở tiệc ăn mừng, uống trà ngắm trăng cùng nhà vua và quý phi, kể từ đó trở thành phong tục được lưu truyền trong dân gian đến nay.
Tết trung thu được tổ chức như thế nào?
Vào ngày tết trung thu, mọi người sum họp, quây quần cùng nhau tổ chức bày cỗ, ngắm trăng, trẻ em nô nức cùng bạn bè rước đèn đi khắp phố phường, vừa đi vừa ca hát, 1 số nơi còn tổ chức văn nghệ, múa lân, múa rồng hoặc bắn pháo hoa ở 1 số nước để tăng thêm phần náo nhiệt.
Sau khi cả nhà cùng rước đèn trở về nhà thì cũng là lúc trăng lên cao, mọi người cùng nhau phá cỗ, chia nhau miếng bánh trung thu ngọt ngào, nhâm nhi chút trà ấm cười nói với nhau, trẻ con nô đùa chạy nhảy xung quanh tạo nên không khí rôm rả nhưng lại ấm áp cúng vô cùng.
Nếu phải ở xa vì công việc hoặc học tập, mọi người cũng dành thời gian để gọi hỏi thăm sức khỏe nhau, nghe giọng nói quen thuộc, gặp gương mặt thân quen, xa khoảng cách nhưng gần trong tim.
Tết trung thu được tổ chức khi nào?
Tết trung thu thường được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 8 âm lịch, lễ hội đặc biệt này sẽ được tổ chức vào buổi tối tầm 18h.
Buổi tối hôm đó sẽ được soi sáng bởi ánh sáng của trăng rằm, những chiếc đèn ông sao của trẻ nhỏ, những chiếc đèn lồng treo trang trí khắp nơi mang lại không khí vừa ấm cúng vừa rộn ràng náo nhiệt.
Qua những chia sẻ trên đã giúp bạn có câu trả lời về Tết trung thu là gì ? Ý nghĩa nguồn gốc và sự tích Tết trung thu, giúp bạn hình dung được tết trung thu được tổ chức như thế nào và khi nào. Chúc bạn có 1 mùa trung thu thật ý nghĩa và tràn ngập tiếng cười cùng gia đình.
-
Pingback: Nguồn gốc, sự tích và ý nghĩa của bánh trung thu