Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mỗi gia đình, mỗi vùng miền lại có những hoạt động để chào đón năm mới với nhiều điều may mắn tốt đẹp. Tuy mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, bản sắc riêng nhưng nhìn chung các hoạt động ngày Tết đều thể hiện nét đặc trưng truyền thống của Việt Nam. Cùng xem qua 15 hoạt động ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu mỗi dịp Xuân về của người Việt nhé.

15 Hoạt động ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu mỗi dịp Xuân về
15 Hoạt động ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu mỗi dịp Xuân về

Các hoạt động trước Tết

Không khí rộn ràng tất bật những ngày trước Tết khiến bạn không khỏi nôn nao và hào hứng, rất nhiều các hoạt động trước Tết được diễn ra để chuẩn bị cho 1 cái Tết thật trọn vẹn và ý nghĩa, cùng tham khảo qua các hoạt động trước Tết không thể thiếu.

1. Mua sắm

Mùa cuối năm là mùa mua sắm mạnh mẽ nhất trong năm, hàng hóa liên tục về nhiều mẫu mới, đa dạng các mặt hàng lại còn được giảm giá sâu, giúp kích thích tiêu dùng.

Đây cũng là thời điểm mà các gia đình sắm sửa cho ngôi nhà mình thêm khang trang, đầy đủ và tiện nghi hơn. Ngoài mua những đồ tiêu dùng trong gia đình, mọi người còn mua sắm nhiều bánh kẹo, nước ngọt để đãi khách dịp Tết, mua đồ trang trí trong nhà ngoài cửa để không khí Tết thêm rộn ràng nhiều màu sắc.

Mua sắm bánh kẹo cho ngày Tết
Mua sắm bánh kẹo cho ngày Tết

2. Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Đây chính là hoạt động không thể bỏ qua của mỗi gia đình, ai cũng muốn ngôi nhà của mình sạch đẹp để đón chào năm mới, và theo quan niệm dân gian những ngày đầu năm sẽ không quét nhà vì cho rằng việc quét như vậy sẽ quét đi tài lộc ra khỏi nhà.

Do đó trước Tết khoảng 1 tuần mọi người thường cùng nhau quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên, đánh bóng lư đồng, … trang trí nhà cửa bằng những chậu hoa mai, hoa đào, câu đối đỏ, … làm cho ngôi nhà thêm mới mẻ, khang trang như vậy mọi sự sẽ hanh thông, dễ thu hút nhiều tài lộc hơn.

Cả nhà cùng nhau dọn dẹp trang trí nhà cửa
Cả nhà cùng nhau dọn dẹp trang trí nhà cửa

3. Cúng Ông Táo

Theo phong tục dân gian, vào ngày 23 tháng chạp âm lịch Ông Táo sẽ về trời để bẩm báo mọi chuyện về 1 năm đã qua của gia đình. Do đó mọi người cần dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, mua giấy tiền vàng bạc và cúng cá chép để Ông Táo bay về trời. Sau khi cúng, cá chép được thả về sông hồ, đây cũng là hành động thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái.

Mâm cúng Ông Táo ngày 23 tháng chạp
Mâm cúng Ông Táo ngày 23 tháng chạp

4. Cúng Tất Niên

Vào 30 mọi người thường chuẩn bị mâm cơm cúng tạ ơn đất trời đã ban cho 1 năm phúc lành, ăn nên làm ra, mời ông bà đã khuất về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên ngày 30 thường rất tất bật nên mọi người cúng mâm cơm đơn giản, trước đó vài ngày có thể tổ chức tiệc Tất Niên để mời bạn bè người thân đến cùng ăn mâm cơm cuối năm, đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, kể cho nhau nghe về những thành công mình gặt hái được trong năm qua và dự định trong năm mới.

Tiệc tất niên cuối năm
Tiệc tất niên cuối năm

5. Gói bánh Chưng, bánh Tét

Đây là hoạt động gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Việt, giúp gắn kết mọi người trong nhà và rất được các em nhỏ yêu thích. Cả nhà quây quần cùng nhau gói bánh, ngồi trông nồi bánh chín, kể cho nhau nghe những câu chuyện thời xưa cũ chắc chắn sẽ là những ký ức rất đẹp trong mỗi người.

Chiếc bánh được dâng lên tổ tiên thể hiện lòng thành kính của con cháu, ngoài ra còn được dùng để biếu tặng người thân thể hiện sự chia ngọt sẻ bùi giúp cho cái Tết thêm ấm áp đậm đà vị yêu thương.

Gia đình gói bánh Chưng, bánh Tét ngày Tết
Gia đình gói bánh Chưng, bánh Tét ngày Tết

6. Đi chợ hoa Xuân

Vào những ngày cận Tết, chợ hoa Xuân được tụ họp đông đúc với nhiều gian hàng hoa, cây cảnh đến từ nhiều vùng nơi khác nhau, tạo nên khung cảnh 1 khu chợ ngập tràn màu sắc, đông đúc người đi tham quan, chụp hình và mua cho mình những chậu hoa ưng ý để chưng trong nhà những ngày Tết. 

Chợ hoa Xuân là nét đặc sắc không thể thiếu giúp cho không khí những ngày trước Tết thêm rộn ràng, đậm đà hương vị Tết cổ truyền.

Chợ hoa Xuân đông đúc người ghé mua
Chợ hoa Xuân đông đúc người ghé mua

7. Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết được chưng lên bàn thờ gia tiên là nét văn hóa đẹp không thể thiếu của mỗi gia đình dịp Tết đến, Mỗi vùng miền sẽ có phong tục khác nhau, cách bày trí và lựa chọn các loại quả chưng khác nhau từ đó tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi vùng miền.

Mâm ngũ quả được bày đẹp mắt
Mâm ngũ quả được bày đẹp mắt

8. Đón giao thừa

Vào đêm 30 mọi người thường chuẩn bị mâm cúng giao thừa để tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, cầu mong cho 1 năm mới an lành và may mắn. Tùy vào từng vùng miền mà sau khi cúng giao thừa sẽ đi chùa hái lộc đầu năm hoặc cùng gia đình xem những màn trình diễn pháo hoa ở thời khắc chuyển giao ấy.

Cả nhà cùng đón giao thừa
Cả nhà cùng đón giao thừa

Các hoạt động trong Tết

Những ngày Tết diễn ra với nhiều hoạt động nhằm mang lại sự may mắn cho cả năm và đây cũng là khoảng thời gian mọi người thoải mái ăn chơi thả ga, cùng xem qua các hoạt động trong Tết đầy ý nghĩa nhé.

9. Xông đất

Xông đất chính là người đầu tiên vào nhà sau thời khắc giao thừa, việc xông đất quyết định đến sự may mắn và tài lộc của gia chủ nên rất được xem trọng, nhiều gia đình còn nhờ người hợp tuổi đến xông đất để mang đến nhiều điều tốt lành trong năm mới. Hoặc gia chủ cụng có thể tự xông đất bằng cách trở về nhà sau thời khắc giao thừa, trên tay cầm thêm cành lộc với ý nghĩa cầu mong 1 năm gặt hái được nhiều thành công và tài lộc.

Xông đất khi là người đầu tiên đến thăm nhà
Xông đất khi là người đầu tiên đến thăm nhà

10. Đi chùa đầu năm

Đây là hoạt động quen thuộc của nhiều gia đình Việt vào ngày những ngày đầu năm mới, đặc biệt là vào ngày mùng 1. Mọi người thường mặc áo dài Tết hoặc những bộ đồ trang trọng đi đến chùa thắp nhang lễ Phật, cong mong cho 1 năm bình an, nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Đây là hoạt động tâm linh rất ý nghĩa được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Đi chùa cầu bình an đầu năm
Đi chùa cầu bình an đầu năm

11. Đi tảo mộ

Vào sáng mùng 1, mọi người thường dậy sớm chuẩn bị nhang đèn, đồ cúng để thăm mộ tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn đến cội nguồn, đến những người đã khuất. Đây cũng là cách để con cháu ở xa biết đến tổ tiên cội nguồn mình.

Đi tảo mộ ngày đầu năm
Đi tảo mộ ngày đầu năm

12. Chúc Tết và lì xì

Hoạt động chúc Tết và lì xì rất được mọi người trông chờ, đặc biệt là các em nhỏ. Mọi người đến thăm hỏi nhau, gửi đến nhau những lời chúc tốt lành, lì xì cho trẻ nhỏ và người lớn trong nhà với lời chúc may mắn và bình an, nhiều sức khỏe.

Chúc Tết và lì xì là hoạt động các trẻ nhỏ rất thích
Chúc Tết và lì xì là hoạt động các trẻ nhỏ rất thích

13. Tiệc họp mặt đầu năm

Những buổi tiệc họp mặt đầu năm giữa người thân và bạn bè chính là điều không thể thiếu, đây là dịp để mọi người xung họp đông đủ, cùng nhau ngồi lại, kể cho nhau nghe những chuyện đã qua, những thành công đã gặt hái được cũng như những dự định trong năm mới.

Buổi tiệc họp mặt gia đình đầu năm
Buổi tiệc họp mặt gia đình đầu năm

14. Xin chữ đầu năm

Mỗi dịp Tết đến lại thấy những ông Đồ già, bày mực tàu giấy đỏ trên phố đông người ghé xin chữ thể hiện nét truyền thống hiếu học của dân tộc. Việc xin chữ đầu năm với mong muốn cầu cho năm mới bình an, may mắn, nhiều sức khỏe. Có thể xin chữ cho bản thân với chữ “ tài “, chữ “ danh “ hoặc xin chữ để tặng ông bà, bố mẹ với chữ “ hiếu “, chữ “ phúc “, chữ “ đức “, …

Xin chữ đầu năm từ thầy Đồ
Xin chữ đầu năm từ thầy Đồ

15. Cúng đưa ông bà tổ tiên

Theo truyền thống, vào trưa ngày mùng 3 Tết sẽ cúng đưa ông bà tổ tiên với mâm cơm đầy đủ các món ăn trong đó phải có gà và cúng kèm vàng mã để làm lộ phí cho ông bà về trời. Mâm cơm như lời cảm ơn của con cháu gửi đến ông bà đã về ăn Tết cùng con cháu.

Mâm cơm cúng đưa ông bà tổ tiên
Mâm cơm cúng đưa ông bà tổ tiên

Mordan Mooncake đã chia sẻ đến bạn 15 hoạt động ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu mỗi dịp xuân về, các hoạt động trước Tết và các hoạt động trong Tết luôn được mọi người quan tâm và giữ gìn qua bao thế hệ để cái Tết vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

 

Biên tập bởi Phạm Thị Thùy Trang

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 23 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 0932 312 799

Website: mordanbakery.vn

Fanpage: fb.com/mordanbakery

Xin chào, tôi là một content writer tại Mordan Bakery. Tôi rất đam mê viết blog và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm làm bánh trung thu cho mọi người. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong dịp Tết Đoàn viên

PHẠM THỊ THUỲ TRANG.

        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *