Tết Trung Thu mang đậm nét văn hóa truyền thống và là dịp để các gia đình sum vầy, thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương. Cùng khám phá xem Có bao nhiêu nước đón Tết Trung Thu? Có bao nhiêu nước châu Á tổ chức Tết Trung Thu? Những nước nào có Tết Trung Thu giống như Việt Nam và tìm hiểu về phong tục đặc sắc trong ngày lễ này tại từng đất nước nhé.
Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi, lễ hội trăng rằm hoặc Tết Đoàn viên là một trong những lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trăng tròn nhất và sáng nhất. Đây là dịp để mọi người cùng sum họp, thưởng trăng và vui chơi, đặc biệt là trẻ em.
Ở Việt Nam, Tết Trung Thu gắn liền với hình ảnh đèn lồng, bánh trung thu, múa lân và các trò chơi dân gian. Trẻ em háo hức tham gia rước đèn, cầm những chiếc đèn lồng rực rỡ đi khắp phố phường.
Bánh trung thu – món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng tám, có hai loại chính là bánh nướng và bánh dẻo với đa dạng các loại nhân như: thập cẩm, đậu xanh, sen nhuyễn,… Mọi người thường tặng bánh trung thu cho nhau như một cách thể hiện tình cảm và sự quan tâm trong dịp Đoàn Viên.
Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Trong danh sách những nước nào có Tết Trung Thu, Hàn Quốc cũng là quốc gia rất được chú ý. Ở Hàn Quốc, Tết Trung Thu được gọi là Chuseok, hay còn gọi là Hangawi. Chuseok là một trong những lễ hội lớn nhất trong văn hóa Hàn Quốc. Đây là dịp để người Hàn Quốc sum họp gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và cầu nguyện cho mùa màng bội thu.
Bánh trung thu truyền thống của Hàn Quốc còn được gọi là Songpyeon. Đây là loại bánh gạo nếp hình bán nguyệt mang ý nghĩa về sự thành công của gia đình trong tương lai, bánh thường được nhồi với nhân đậu đỏ, mè đen, hạt dẻ,… Điểm đặc biệt của Songpyeon là cách chế biến bằng phương pháp hấp cùng 1 lớp lá thông, giúp bánh mềm dẻo và hương thơm thanh nhẹ.
Vào dịp Chuseok, người Hàn Quốc thực hiện nghi thức beolcho và seongmyo. Bánh Songpyeon, Hangwa, Jeon (Bánh kếp), Japchae (Miến xào),… là món ăn không thể thiếu trong dịp Chuseok.
Ngoài ra, người Hàn Quốc còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí trong dịp Chuseok. Các trò chơi truyền thống như ganggangsullae (múa vòng tròn), ssireum (đấu vật Hàn Quốc), Juldarigi,… thường được diễn ra, mang lại không khí vui tươi và phấn khởi cho dịp lễ lớn này.
Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Trung Quốc cũng là một trong các nước có Tết Trung Thu. Đây cũng là lễ hội truyền thống quan trọng, gắn liền với các truyền thuyết và phong tục tập quán lâu đời ở Trung Quốc. Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Tương tự Việt Nam, bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp Trăng Rằm. Trung Quốc có nhiều loại bánh trung thu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bánh trung thu truyền thống với vỏ mỏng và nhân phong phú như đậu xanh, đậu đỏ, sen, thịt xá xíu, trứng muối.
Người Trung Quốc còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí trong dịp Tết Trung Thu như ngắm trăng, thả đèn, tế trăng,…. mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đoàn viên, cầu mong sự bình an và hạnh phúc.
Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Khi tìm hiểu những nước nào có Tết Trung Thu, không thể bỏ qua đất nước mặt trời mọc. Tết Trung Thu ở Nhật Bản được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”, không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là dịp để thưởng thức ẩm thực và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Bánh Trung Thu ở Nhật Bản được gọi là Otsukimi Dango (お月見団子), có nhiều điểm khác biệt so với các loại bánh Trung Thu ở Việt Nam và các quốc gia khác.
Nhật Bản là quốc gia tổ chức Trung Thu với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như rước đèn cá chép, cúng thần mặt trăng,…Một trong những đặc trưng của dịp lễ này ở Nhật Bản là phong tục bày biện đồ cúng để tỏ lòng biết ơn đối với thần linh và cầu mong mùa màng bội thu. Người Nhật Bản thường bày biện các loại hoa quả, bánh dango (bánh gạo) và susuki (cỏ lau) trên bàn thờ.
Bánh dango là món ăn truyền thống được làm từ bột gạo, có hình dạng tròn và thường được xâu thành xiên. Bánh dango có nhiều màu sắc và hương vị khác nhau, từ ngọt đến mặn, mang lại trải nghiệm ẩm thực đa dạng và phong phú.
Tết Trung Thu ở Singapore

Ở Singapore cũng nằm trong danh sách các nước đón Tết Trung Thu với những lễ hội lớn và rất được mong chờ. Tết Trung Thu theo từng quốc gia sẽ có những nghi lễ khác nhau, ở Singapore mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hoa và là dịp để mọi người sum họp, thưởng trăng và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu ở Singapore. Có nhiều loại bánh trung thu khác nhau, từ bánh nướng truyền thống với nhân đậu xanh, đậu đỏ, sen, thịt xá xíu đến những loại bánh trung thu hiện đại với nhân kem, socola và trái cây.
Đèn lồng được trang trí đẹp mắt và đa dạng về hình dáng. Dịp trung thu, người dân cũng thường tổ chức các cuộc diễu hành đèn lồng, rước đèn và thả đèn lồng, tạo nên không khí lễ hội rực rỡ và sôi động.
Tết Trung Thu ở Malaysia

Tết Trung Thu ở Malaysia có ý nghĩa như ngày lễ tạ ơn tại các nước phương Tây, là dịp để cảm tạ nữ thần Mặt trăng đã cho người dân mùa màng bội thu. Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu ở Malaysia với đặc trăng là lớp vỏ mỏng và phần nhân nhiều vị.
Ở Malaysia cũng có nhiều hoạt động lễ hội như: lễ hội đèn lồng, thả đèn trời, múa lân, văn nghệ,.., tạo nên không khí lễ hội đầy niềm vui và tạo nên những kỷ niệm đẹp.
Tết Trung Thu ở Thái Lan

Ở Thái Lan, Tết Trung Thu được gọi là lễ cầu trăng. Tuy nhiên, trong danh sách những nước nào có Tết Trung Thu thì tại Thái Lan, lễ hội này không phổ biến như ở Việt Nam, Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Người Thái Lan thường tổ chức các buổi cúng quan thế âm bồ tát để cầu bình an, may mắn. Người Thái sẽ cúng loại bánh trung thu hình quả đào với quan niệm nhận được sự ban phước và nhiều điều tốt lành. Ngoài bánh quả đào, người Thái Lan còn ăn bưởi trong dịp Tết Trung Thu để có cuộc sống viên mãn, sum vầy và ngọt ngào hơn.
Tết Trung Thu ở Campuchia

Tết Trung Thu ở Campuchia, còn được gọi là Ok Om Bok, diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Người Campuchia thường bắt đầu trung thu bằng nghi thức bát nguyệt tiết với những lễ vật như hoa tươi, gạo dẹt, súp sắn, nước mía. Vào buổi tối, họ sẽ chờ lúc trăng lên và cầu nguyện với các lễ vật như chuối, cốm dẹp, khoai, mía, súp sắn,…
Khi xong nghi lễ, những người lớn tuổi sẽ đem gạo dẹt cho vào miệng trẻ em thật đầy với mong muốn về mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Ngoài ra, người Campuchia còn có hoạt động thả đèn gió để tượng trưng cho những mong ước tốt đẹp sẽ được gửi đến với thần Trăng.
Tết Trung Thu ở Lào

Tết Trung Thu ở Lào còn được gọi là “Nguyệt Phúc Tiết” (lễ hội trăng phước lành), mang đậm nét văn hóa truyền thống và tôn giáo. Lễ hội này là dịp để người Lào tỏ lòng biết ơn đối với thần linh và cầu mong sự bình an và thịnh vượng.
Người dân từ khắp nơi trên xứ sở Triệu Voi sẽ đổ về ngôi bảo tháp Pha That Luang, được trang trí với đèn, nến, kết hoa tạo nên một không gian lung linh. Người dân Lào bất kể già trẻ, gái trai sẽ cùng nhau ngắm trăng, trò chuyện, nhảy múa hát ca thâu đêm.
Lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc như lễ rước kiệu tháp (Phasat Pheung), lễ khất thực (Taak Baat), biểu diễn nhạc cụ truyền thống, ẩm thực phong phú.
Tết Trung Thu ở Myanmar

Tết Trung Thu ở Myanmar còn được gọi là “Lễ trăng tròn” hoặc “Tết quang minh”. Đây là lễ hội đặc biệt tại Myanmar khi nhà nào cũng thắp đèn sáng thật đẹp, mệnh danh là “thành phố không đêm”. Tết Trung Thu tại Myanmar rất sôi nổi với những màn biểu diễn văn nghệ, diễn kịch vui nhộn trong dịp lễ lớn này. Các hoạt động văn hóa truyền thống cũng được tổ chức, mang lại niềm vui và sự phấn khởi cho mọi người.
Tết Trung Thu ở Philippines

Philippines cũng là một trong những những nước có Tết Trung Thu mang đậm nét văn hóa truyền thống và nhiều hoạt động đặc biệt. Lễ hội này là dịp để người Philippines sum họp, thưởng trăng và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt. Họ có một trò chơi vào ngày Trung Thu có tên là “Xúc xắc Trung Thu”.
Người Philippines gốc Hoa sẽ làm bánh Trung Thu để mời người thân, bạn bè, hàng xóm của mình. Ở Philippines, bánh trung thu thường được gọi là Hopia, gồm nhiều loại như: hopiang mungo (bánh nướng đậu xanh), hopiang Hapon (bánh nướng Nhật Bản), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)…
Tết Trung Thu ở Triều Tiên

Tết Trung Thu ở Triều Tiên còn được gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Người dân Triều Tiên sẽ ăn những loại bánh muffin (bánh nướng xốp) thật ngon có hình bán nguyệt, nhân mứt, táo, đậu,…
Họ cùng gia đình, bạn bè ngắm trăng, chơi kéo co, hát múa,… Những cô gái người Triều Tiên sẽ mặc bộ trang phục đẹp để cùng tham gia lễ hội. Trong dịp lễ thu tịch tiết, người Triều Tiên thường sẽ tổ chức các buổi cúng tổ tiên và thần linh để cầu mong sự bình an và thịnh vượng.
Với thông tin được Mor’dan chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã dễ dàng trả lời được câu hỏi những nước nào có Tết Trung Thu? có bao nhiêu nước đón Tết Trung Thu?,… và hiểu hơn về sự đa dạng, phong phú trong văn hóa của từng quốc gia. Đừng quên ghé Mor’dan để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé!